Cây mây là một trong những cây trồng quen thuộc của người Việt, có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Một số đồ thủ công từ mây điển hình có thể kể đến là đèn mây trang trí, bàn ghế mây, giỏ mây,… Bài viết dưới đây của An Nguyên Lighting sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ chi tiết về cây mây, đặc điểm và tính ứng dụng của chúng trong đời sống.
Giới Thiệu Về Cây Mây
Mây là tên gọi chung của khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Đặc điểm của cây mây là thân cây mảnh mai, thường được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ mây tre đan,…
Đặc Điểm Của Cây Mây
Mây thích nghi với mọi điều kiện sống, sinh trưởng và phát triển theo bụi hình ruột gà. Mây là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, thích nghi tốt với mọi địa hình, chất đất và khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta, cây mây có nhiều tại các khu vực đồi núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Ở Việt Nam, tại các khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, cây mây thường được trồng vào mùa xuân và mùa thu. Trong khi đó, với các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và vùng Trung du, cây mây thường được người dân trồng vào các tháng 5 – 7. Riêng các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cây mây thường được trồng vào tháng 6 – 7, và các tỉnh Nam Bộ thì người dân trồng mây vào tháng 7 – 8.
Rễ Mây
Rễ của cây mâ thường phát triển khá mạnh, rải rác trong lòng đất. Đặc điểm này của cây mây giúp chúng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng hiệu quả. Cây mây thuộc nhóm cây có bộ rễ chùm phát triển rất khỏe, bám chắc vào lòng đất và cực kỳ dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Rễ cây rất cứng và có xu hướng nổi lộ trên mặt đất trong khi phát triển.
Thân Mây
Thân mây có độ bóng, dẻo, dễ uốn và trọng lượng nhẹ. Thân mây gồm thân ngầm và thân sinh khí. Thân ngầm có đặc điểm là nằm sát dưới mặt đất, cứng. Thân sinh khí mọc thành cụm, có nhiều thân phát triển, thường có đường kính 8 – 12mm. Thân sinh khí có thể cao lên đến 30m, mỗi đốt có độ dài khoảng 15 – 40cm.
Lá Cây Mây
Lá cây mây mọc đơn, xẻ như hình lông chim. Lá mây trưởng thành có thể dài lên đến 1 mét, mọc thành từng cụm, mỗi cụm có 2 – 4 lá. Thùy lá mây dài khoảng 30cm, rộng 2 – 3cm.
Hoa Của Cây Mây
Hoa mây thường nở vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm với hình dạng như chùm nho. Chùm hoa có màu vàng mang hương thơm tự nhiên đặc trưng, mỗi chùm hoa lại có rất nhiều chùm hoa nhỏ khác. Hoa mây thường có hình ống dài, mở rộng từ ngọn hoa ở đỉnh thân. Hoa mây thường có đường kính từ 5 – 10cm.
Quả Mây
Cây mây khi lên 4 – 5 tuổi thì thường sẽ cho ra quả. Quả mây có kích thước nhỏ khoảng 6mm, có hình tròn, có lớp vảy đặc trưng bên ngoài. Một cây mây có thể có đến 5000 quả. Khi còn non, quả mây có lớp vỏ mềm, màu trắng có vị đắng. Khi già, vỏ quả mây rất cứng và có màu nâu đen có vị hơi ngọt, có thể ăn được.
Phân Loại Cây Mây
Hiện nay, cây mây có nhiều loại, dưới đây là 4 loại cây mây phổ biến tại Việt Nam mà bạn nên tìm hiểu ngay:
Cây Mây Rừng
Cây mây rừng có đặc điểm là nhiều gai sắc nhọn. Khi trưởng thành, gai mây có màu đen, lá khô và rụng dần, thân cây mây chuyển từ vàng nhạt sang xanh đậm. Khi cây đã ra hoa, kết quả thì chúng được thu hoạch để ứng dụng trong nội thất mây tre đan. Hiện nay, cây mây cũng như các sản phẩm từ mây tại Việt Nam đã mang lại giá trị xuất khẩu cao. Theo thống kê số liệu 2023, Việt Nam là 1 trong 4 nước xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới (cùng Trung Quốc, Indonesia và Philippines).
Cây Mây Nếp
Mây nếp có thân bóng đẹp, nhẹ, dễ uốn dẻo, được ứng dụng phổ biến trong đan lát rổ rá, làm bàn ghế mây tre, làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu.
Cây Mây Tẻ
Cây mây tẻ được trồng nhiều tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mây tẻ có đặc điểm là lá cây nhỏ, màu sắc nhạt hơn so với mây nếp nhưng rất nhiều quả. Mây tẻ thường có màu vàng, dẻo dai hơn so với mây nếp.
Cây Mây Gai
Giống như tên gọi, loại mây này có lớp gai bên ngoài rất sắc nhọn. Sau khi được thu hoạch và xử lý ban đầu, nguyên liệu từ cây mây gai cho giá trị kinh tế rất cao với nhiều ứng dụng phổ biến trong đời sống cũng như xuất khẩu.
Các Loại Cây Mây Khác
Bên cạnh 4 loại cây mây phổ biến trên, tại Việt Nam các cây mây khác như mây Thái, mây cảnh, mây Indonesia hay mây phong thủy cũng được khá ưa chuộng.
- Mây Thái: là cây có nhiều gai nhỏ nhưng không sắc nhỏ, quả có lớp vảy màu nâu, cùi quả có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng, giàu dinh dưỡng.
- Mây cảnh: Mây cảnh có tên khoa học là Rhapis excels, có đặc điểm là mọc thành từng bụi, cao từ 1 – 2m, tốc độ sinh trưởng nhanh. Thân cây thường nhẵn, có nhiều đốt, rễ phụ lộ thiên, lá cây có dạng kép chân vịt màu xanh.
- Mây Indonesia: Mây này có tên khoa học là Salacca Zalacca, thuộc họ nhà Cọ. Quả mây có phần cùi dày, thơm ngon, thân cây khá thấp, lá dài có thể lên đến 6m.
- Mây phong thủy: Mây phong thủy có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, cao 1 – 2m, được trồng để thu hút tài lộc, vượng khí. Lá cây có màu xanh đậm, cây mọc thành bụi, là loại cây ưa bóng râm.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mây
Cây mây được đánh giá là loại cây khá dễ trồng nhưng khó chăm sóc. Nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, cây mây sẽ là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Dưới đây là cách trồng cây mây và chăm sóc mây hiệu quả, người đọc có thể tham khảo:
Thu Hái Quả Mây
Thời điểm thu hái quả mây là từ tháng 4 – tháng 6 hàng năm, lúc này quả chín đều, chuyển từ màu xanh sang trắng vàng. Sau khi thu hái quả mây, bạn đem ủ vài ngày để quả chín đều.
Cách Gieo Hạt Mây Nếp
Hạt mây có thể được gieo trực tiếp từ quả hoặc tách lấy hạt rồi mới đem gieo. Bạn tiến hành ngâm quả mây trong 24 giờ với nước lạnh, sau đó đãi sạch vỏ và cùi để lấy hạt. Bảo quản hạt mây bằng cách hong khô và để nơi thoáng mát.
- Chọn đất để gieo hạt: Là những khu vực đất pha cát, bằng phẳng, đủ độ ẩm và khả năng thoát nước tốt. Bạn làm đất thành từng luống, rộng từ 80cm – 100cm, bón phân chuồng hoai trên bề mặt luống.
- Nếu trồng cây mây bằng quả thì trong vòng 4 tháng, hạt bắt đầu nảy mầm. Trong khi đó, nếu trồng mây bằng hạt thì bạn phải xử lý hạt trong nước ấm khoảng 45 độ và ngâm rửa chua 12 giờ trước khi gieo trồng.
- Thời điểm gieo hạt mây nếp tốt nhất là khoảng đầu tháng 5. Các hạt đã được xử lý cần được rắc đều trên mặt luống theo mật độ 2kg hạt trên 1 mét vuông, sau đó phủ một lớp đất mịn dày khoảng 1cm trên hạt rồi phủ rơm rạ lên trên.
- Công đoạn tiếp theo là làm giàn cho cây với chiều cao từ 30 – 50cm.
- Tiến hành tưới nước đều đặn cho hạt với tần suất 2 lần/ ngày nhằm mục đích cấp ẩm cho hạt sớm nảy mầm.
Hạt mây nảy mầm có 2 lá, khi đó, bạn có thể lấy chúng để trồng cây. Bạn trồng 1 – 2 cây trong mỗi hốc cây, khoảng cách giữa các cây trên cùng một luống là từ 5 – 10cm.
Lưu ý: Đất trồng cây mây nên là loại đất thịt pha cát, giàu mùn, tơi xốp, khả năng thoát nước tốt. Thời điểm trồng cây mây tốt nhất nên là vào mùa xuân, lúc này thời tiết mưa phùn, khí hậu ấm áp.
Quá Trình Chăm Sóc Cây Mây
- Cây mây sau khi được trồng, bạn KHÔNG NÊN nén chặt đất quanh gốc, KHÔNG ĐƯỢC để hố quá sâu.
- Cần đảm bảo tưới nước 2 lần/ ngày, làm giàn che cho cây con với độ phủ từ 50 – 70% là thích hợp nhất. Bạn cần tiến hành tưới nước tạo độ ẩm cho cây trong vòng 3 tháng đầu sau khi gieo trồng.
Thu Hoạch Cây Mây
Như đã đề cập, thời điểm thu hoạch cây mây tốt nhất là vào mùa khô, tránh ẩm và sự xâm hại của vi khuẩn. Bạn tiến hành cắt những cành mây đã trưởng thành. Những cành được cắt phải đảm bảo cách mặt đất khoảng 10cm để tạo khoảng trống thuận lợi cho các cây con xung quanh phát triển. Sau đó, bạn tiến hành róc bỏ vỏ cây mây từ gốc lên ngọn, loại bỏ lớp vỏ.
3 Mô Hình Trồng Mây Phổ Biến
Theo đó, người ta thường tiến hành trồng mây theo các mô hình sau:
- Trồng mây kết hợp cây lấy gỗ hoặc xen kẽ các loại cây ăn quả xung quanh hàng rào nhà.
- Trồng cây mây kết hợp các loại cây lấy gỗ tạo đường ranh giới phân chia đất.
- Trồng cây mây trong rừng thứ sinh đã qua khai thác.
Ứng Dụng Của Cây Mây
Mây thường được ứng dụng để làm nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ như bàn ghế mây, khung ảnh mây, mẹt mây tre, đế lót ly bằng mây đan,… và đặc biệt là đèn thả mây tre. Phần lõi cây mây có thể được sử dụng để làm các bộ phận khác trong thiết kế thi công đồ nội thất. Hơn nữa, nhờ tính dẻo của mây mà người ta có thể tạo hình nhiều mẫu mã khác nhau, đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
Tại An Nguyên Lighting, chúng tôi nhận gia công các sản phẩm đèn mây trang trí theo mẫu hoặc theo yêu cầu riêng của khách hàng với mức giá cực kỳ ưu đãi. Đèn mây của An Nguyên Lighting có tính ứng dụng linh hoạt, được sử dụng cho phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, đèn thả bàn ăn, đèn trang trí cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, đèn ngủ mây tre đan,… Đèn mây kết hợp bóng đèn led vàng dịu nhẹ đã góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây mây cũng như ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Nếu có nhu cầu về các sản phẩm thủ công từ tre, mây tự nhiên, bạn đừng quên liên hệ ngay với An Nguyên Lighting qua Hotline 0853 442 442 để được tư vấn, báo giá chi tiết.