Cây nứa là cây gì? Chắc hẳn, là người Việt, bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Không chỉ mang đến giá trị về thực phẩm, nứa còn là cây mang lại giá trị lớn trong kiến trúc xây dựng. Tre nứa Việt Nam còn góp phần tạo nên những công trình “xanh”, độc đáo, mới lạ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Cây Nứa Là Cây Gì?
Nứa là cây gì? Mặc dù đã quá quen thuộc với tre nứa nhưng không ít người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cây nứa. Theo đó, cây nứa là loại cây thuộc họ nhà Tre, thuộc chi Nứa, có tên khoa học là Schizostachyum. Nứa đặc trưng bởi vách mỏng, được ứng dụng phổ biến trong đời sống.
Trên thế giới, họ Tre – Trúc có tới 1200 loài và 70 chi, được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc một số ít loài phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới. Đây là loài cây quan trọng của một số nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây nứa là loài tre mọc cụm trong rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Trung tâm Bắc Bộ.
Tại Việt Nam, theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc có 1.492.000 ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk. Việt Nam đã thống kê có được 23 chi với 121 loài tre trúc.
Đặc Điểm Về Hình Thái Của Tre Nứa
Dưới đây là đặc điểm về hình thái của tre nứa:
- Thân: Thân cây nứa cao khoảng 10 – 15m, đường kính khoảng 4 – 6cm, có nhiều lóng, chiều dài mỗi lóng dao động từ 30 – 90cm, vách khá mỏng chỉ khoảng 2 – 6mm.
- Cành: Cành cây nứa có đặc điểm nhỏ, mềm, dài khoảng 50 – 70cm, thường mọc trên mỗi đốt cây nứa.
- Lá: Lá cây nứa có hình mác, phiến lá dài khoảng 10 – 30cm, rộng khoảng 3 – 7cm, đầu lá nhọn, các gân lá lộ rõ, cuống lá dài khoảng 2 – 7mm.
- Mo: Mo cây nứa có lông màu trắng mịn, mép mo ở trên có lông dày và cao 1mm, bẹ mo có đáy rộng 7 – 8cm, cao từ 22 – 24cm. Hình dáng phiên mo hẹp, nhọn, rộng 22 – 24mm, bên trong có lông mịn, càng về phía đáy lông dài và cứng hơn. Tai mo thấp khoảng 2mm và lưỡi mo dày khoảng 4mm.
- Hoa: Hoa cây nứa thường mọc thành chùm nhỏ, màu vàng nhạt.
Cây Nứa Dùng Để Làm Gì?
Công dụng của tre nứa là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Không chỉ mang lại giá trị về thực phẩm là măng, tre nứa còn được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Tre nứa được sử dụng để làm đèn mây tre, đan rổ, mẹt tre, làm đồ trang trí, làm dụng cụ đánh cá, làm kệ tre, giỏ tre, bàn ghế mây tre,…
Bạn có thể quan tâm: Cách đan giỏ tre đẹp
Bên cạnh đó, đây còn được đánh giá là vật liệu “xanh” trong các công trình kiến trúc hiện đại ngày nay. Nứa được sử dụng để làm phên che, lợp mái, làm giàn che trong sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh sàn tre, tường tre, vách ngăn tre, mẫu hàng rào tre,… chắc chắn sẽ khiến bạn mãn nhãn.
Đừng bỏ lỡ: Nội thất mây tre đan
Phân Loại Cây Nứa Ở Việt Nam
Ở nước ta có 7 loại nứa chính, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Nứa Khốp Cà Ná: Đây là loài tre nứa mọc thưa hoặc thành từng cụm dày. Thân cây khá nhỏ và mọc thẳng, độ cao trung bình từ 2m – 4m, đường kính thân dao động từ 13mm – 15mm., mỗi lóng cây dài từ 16cm – 17cm, vách mỏng khoảng 2mm.
- Nứa núi Dinh: Nứa có phiến lá to và các lóng khá dài, cao từ 2m – 3m, vỏ thân màu xanh sẫm, vách thân dày khoảng 5mm.
- Nứa đèo Lò Xo: Mọc thành cụm dày, thân cây thon, dáng thanh mảnh và tròn đều, cao từ 8m – 10m, đường kính từ 4cm – 5cm và vách thân dày từ 7 – 8mm.
- Nứa Saloong: Thân mọc thẳng, cao từ 8m – 10m, đường kính thân chỉ từ 2cm – 2,5cm, vách dày từ 2 – 3mm. Mỗi lóng dài từ 65cm – 75cm.
- Nứa không tai Côn Sơn: Thân thon nhỏ, mọc thành từng cụm dày, độ cao dao động từ 7m – 8m, đường kính thân từ 1cm – 1,5cm. Các lóng dài từ 45cm – 60cm, vách thân mỏng 3mm.
- Nứa có tai Côn Sơn: Đây là loại nứa mọc cụm dày, thân cây có dáng thanh mảnh, cao từ 5m – 6m, đường kính thân từ 1,4cm – 1,7cm. Các lóng dài từ 35cm – 50cm, vách thân dày khoảng 4 – 7mm.
- Nứa đèo Bảo Lộc: Đây là loại tre nứa mọc cụm với thân thẳng đứng hoặc hơi dựa vào nhau, cao từ 8m – 10m, đường kính từ 4,5cm – 5,5cm. Lóng của loại nứa này rất dài, từ 80cm – 130m. Vách thân dày từ 5- 7mm.
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Khai Thác Cây Tre Nứa
Nắm bắt về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây nứa sẽ giúp hoạt động sản xuất của bạn trở nên chủ động hơn.
- Kỹ thuật trồng cây nứa: Có nhiều cách để nhân giống cây, bao gồm từ thân ngâm, thân khí sinh, hom gốc,… Khi tiến hành nhân giống cây nứa, bạn cần ưu tiên chọn bụi nứa phát triển tốt, không sâu bệnh, và chưa ra hoa. Sau khi trồng xong, bạn nên tiến hành tưới nước thật đẫm để giúp rễ cây tiếp xúc với đất được tốt nhất.
- Kỹ thuật chăm sóc cây nứa: Mỗi năm bạn tiến hành bón thúc 2 lần vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng và sau khi thu hoạch măng.
- Kỹ thuật khai thác cây nứa: Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây nứa sẽ được thu hoạch sau khoảng 2 năm trồng. Sau khi thu hoạch, tre nứa phải được ngâm nước hoặc hun khói để được bảo quản tốt hơn.
An Nguyên Lighting Nhận Thiết Kế, Gia Công Đèn Mây Tre Theo Yêu Cầu
An Nguyên Lighting được biết đến là một trong những xưởng sản xuất đèn mây tre hàng đầu Việt Nam. Những sản phẩm đèn thả mây đan không những được tin dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới. Sản phẩm đèn thủ công tại An Nguyên Lighting nhận được sự đánh giá cao từ người tiêu dùng nhờ đường nét tinh xảo, thiết kế độc đáo, hiệu quả sử dụng lâu dài.
Tham khảo bộ sưu tập đèn mây tre ngay dưới đây:
Mỗi sản phẩm được làm ra là cả tâm huyết của đội ngũ thiết kế, nhân công lành nghề của An Nguyên Lighting. Vì là xưởng sản xuất trực tiếp nên các sản phẩm đèn tre để bàn, đèn vải, đèn gỗ,… đều được báo giá cạnh tranh, tốt nhất thị trường. Đặc biệt, với những đơn hàng số lượng lớn, chúng tôi còn đưa ra mức chiết khấu cao cùng nhiều chương trình ưu đãi có giá trị dành cho khách hàng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tre nứa là gì? Nếu có nhu cầu về các sản phẩm đèn mây tre, đèn vải hay đèn gỗ trang trí, bạn đừng quên liên hệ ngay với An Nguyên Lighting để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Đèn Trang Trí An Nguyên
- Địa chỉ: 97 Nhất Chi Mai, P13, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline/ Zalo: 0853.442.442
- Website: https://denmaytre.net/
- Fanpage: https://www.facebook.com/annguyenbamboo